Top 10 ngành thiếu nhân lực trong tương lai bạn nên biết

Trong bài viết này, trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương sẽ chia sẻ đến các bạn chủ đề những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong quá trình lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân và thời đại.

  1. Ngành Điều dưỡng

Với dân số gần 100 triệu dân, Việt Nam cần có 260.000 điều dưỡng, nhưng theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh, nhân lực trong ngành hiện có 140.000 người. Điều này đòi hỏi nhu cầu nhân lực ngành này cần tăng thêm khoảng 35% trong 10 năm tới mới đủ để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Bên cạnh đó, theo thống kê của UFPA, Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Đến năm 2036, nước ta chính thức bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội già hóa sang xã hội già.

Hơn nữa, từ sau đại dịch Covid-19, các vấn đề sức khỏe đang ngày càng được quan tâm, do đó nhu cầu về y tế là rất lớn. Nhu cầu thăm khám, chữa bệnh của người dân ngày càng được quan tâm. Điều này đòi hỏi lực lượng nhân sự ngành Y tế đủ lớn để đáp ứng nhu cầu này, trong đó có nghề điều dưỡng.

Đây cũng được coi là ngành khó bị thay thế bởi robot trong thời hiện đại.

  1. Ngành Công nghệ Thông tin

Công nghệ Thông tin (CNTT) là nhóm ngành đang có xu hướng phát triển và nhu cầu nhân lực rất cao và luôn nằm trong top đầu những ngành có thu nhập cao. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch Covid-19, nguy cơ chiến tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.

Theo số liệu thống kê dựa trên Báo cáo về thị trường IT Việt Nam của TopDev nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam tăng cao liên tục. Mỗi năm nước ta có khoảng 50.000 sinh viên ngành Công nghệ thông tin tốt nghiệp, điều này dẫn đến thực trạng cung không đủ cầu. Dự báo từ năm 2022 – 2024, Việt Nam vẫn thiếu hụt 150.000 – 195.000 lập trình viên/kỹ sư hằng năm.

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng cũng là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong quá trình đào tạo nhân sự chất lượng. Dù được săn đón với mức lương hấp dẫn, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển của ngành.

Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể lựa chọn nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như Kỹ thuật phần mềm, An ninh mạng, Thiết kế game,…

   3.  Ngành Du lịch – Quản trị khách sạn

Ảnh: Nhà báo Thanh Hiếu

Du lịch – nhà hàng – khách sạn là ngành kinh tế mũi nhọn đang được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển. Lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam không chỉ đứng đầu khu vực mà còn có chỗ đứng trên thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên 20%, đòi hỏi lực lượng lao động đáng kể.

Theo dữ liệu từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ việc làm ngành Dịch vụ Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch chiếm 8% tổng số việc làm kể từ nay đến năm 2025.

Hiện nay, nhiều khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và khách sạn đang được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng rất lớn của du khách. Điều này dẫn đến nhân lực ngành này luôn trong tình trạng thiếu hụt. Do đó, nếu bạn là một người trẻ năng động, thích khám phá và học hỏi thì đây là một ngành lý tưởng cho bạn.

  1. Ngành Xây dựng

Ngành Xây dựng đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam khi đất nước bước sang thời kỳ đổi mới đòi hỏi có thêm nhiều công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, thương mại… Do đó, nhu cầu nhân lực của ngành Xây dựng trong thời gian tới sẽ rất lớn

Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng đưa ra dự báo, nhu cầu nhân lực của ngành xây dựng sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người. Nhân lực của ngành Vật liệu xây dựng dự kiến cũng sẽ tăng lên gần 3 triệu người.

 Qua đó, mở ra những cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ đang quan tâm hoặc theo học các chuyên ngành liên quan đến ngành xây dựng như:

  • Thiết kế nội thất
  • Xây dựng công trình
  • Xây dựng dân dụng
  • Kỹ thuật xây dựng
  • Cầu đường, v.v.

  1. Ngành Công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật ô tô

Số lượng ô tô cung cấp ra thị trường hiện nay khoảng 460.000 chiếc (Hiệp hội các nhà sản xuất xe ô tô), bên cạnh đó, Vinfast phấn đấu từ sản xuất 500.000 xe ô tô điện/năm vào năm 2050. Không chỉ trong lĩnh vực sản xuất, các cơ sở cơ khí, sửa chữa và bảo dưỡng cũng ngày càng phát triển làm cho bài toán nhân sự trở nên khó hơn.

Do đó, công nghệ kỹ thuật và kỹ thuật ô tô là một trong những ngành nghề triển vọng trong tương lai dành cho các bạn trẻ yêu thích nhóm ngành công nghệ nói chung.

  1. Ngành Marketing

Trong cuộc đổ bộ mạnh mẽ của công nghiệp 4.0, các hình thức Marketing – Truyền thông đang dần phát huy vai trò của mình. Ngành nghề này chính là một điểm sáng, phát triển rất nhanh trong tương lai nhờ các yếu tố thuận lợi như: chi phí thấp nhưng lại tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng, tương tác mạnh mẽ với khách hàng.

Theo nhiều báo cáo của tổ chức nghề nghiệp, đây là một ngành có nhu cầu tuyển dụng rất lớn và nhu cầu doanh nghiệp luôn vượt quá lượng cung của thị trường nhân lực. Lương của marketing phụ thuộc vào quy mô công ty và vị trí bạn đảm nhiệm.

  1. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistic và quản lý chuỗi cung ứng được dự báo một trong những ngành thiếu nhân lực trong tương lai. Theo đó, đây là ngành đóng vai trò quan trọng trong guồng quay kinh tế của mỗi quốc gia.

Đến năm 2030, Forbes Việt Nam dự đoán nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành Logistics tại nước ta khoảng 2.2 triệu người, với hơn 30 nghìn doanh nghiệp logistic đang hoạt động. Tỷ lệ đáp ứng nhân sự hiện tại chỉ đạt 40%, trong đó chỉ có 10% nhân sự được đào tạo bài bản.

    8. Ngành Thương mại điện tử:

Sau 2 năm đại dịch, các ngành nghề khác ở tình trạng “đóng băng” thì thương mại điện tử phát triển vô cùng bùng nổ và trở thành xu hướng trong cuộc sống hiện đại. Đồng nghĩa với nhu cầu về nhân lực TMĐT ngày càng gia tăng nhất là những người lao động có trình độ và kỹ thuật cao.

Ngoài ra, mức lương ngành TMĐT cũng được đánh giá khá cao, với những sinh viên mới ra trường mức lương có thể đạt được từ 7 tới 9 triệu đồng/ tháng. Căn cứ vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc mức lương ngành này sẽ cao hơn dao động từ 10 – 20 triệu đồng/ tháng

  1. Ngành Công nghệ thực phẩm:

Công nghệ thực phẩm là một ngành học có tính ứng dụng cao trong cuộc sống, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất thực phẩm tiêu dùng. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này rất lớn, tuy vậy ngành học này chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Theo dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2030, Công nghệ thực phẩm nằm trong nhóm ngành cần nhiều nhân lực gắn với sự phát triển kinh tế số. Vì vậy, ngành Công nghệ thực phẩm hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

  1. Ngành Ngôn Ngữ học:

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, công nghệ thông tin thì ngoại ngữ được xem là yếu tố quan trọng mang tới sự thành công, giúp các bạn trẻ sau khi tốt nghiệp có thể được ở những vị trí quan trọng và ở bất cứ quốc gia nào. Đây cũng là lý do khiến những ngành ngôn ngữ như Anh, Trung, Nhật, Hàn luôn là ngành học hấp dẫn và là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trẻ năng động và có xu hướng hướng ngoại. Đặc biệt cơ hội và lộ trình thăng tiến của các ngành học ngôn ngữ này cũng rất rộng mở.