Liên thông Cao đẳng lên Đại học và những điều cần biết
1. Liên thông cao đẳng lên đại học là gì?
Liên thông đại học là một hình thức học tập tiếp nối, cho phép sinh viên hoàn thành chương trình học tại một trường cao đẳng hoặc trường đại học cấp dưới & sau đó chuyển đến một trường đại học cấp cao hơn để hoàn tất bằng cử nhân hoặc các trình độ học vị cao hơn.
Mục tiêu của liên thông đại học là giúp sinh viên tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc đạt được trình độ học vị mong muốn, đồng thời mở rộng cơ hội học tập & phát triển sự nghiệp. Thường thì, các trường đại học có chương trình liên thông đại học sẽ chấp nhận các tín chỉ và môn học đã hoàn thành tại trường cao đẳng hoặc trường đại học trước đó của sinh viên.
2. Liên thông đại học có cần thi không?
Theo Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, những người tốt nghiệp Trung cấp hay Cao đẳng có thể học tiếp lên các chương trình đào tạo trình độ Đại học theo hướng chuyên môn phù hợp hoặc chuyên môn khác. Nếu đáp ứng đủ được các điều kiện của chương trình đào tạo.
Khi đó, người dự tuyển hệ liên thông sẽ phải bảo đảm theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và người dự tuyển phải có một trong các văn bằng dưới đây:
Bằng tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước trước đó đã cấp.
Những ai có bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa Trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp hoặc cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp, phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công nhận.
Đối với đào tạo khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển liên thông phải có bằng tốt nghiệp trung Cấp hoặc Cao đẳng khối ngành sức khỏe.
Vì thế, tùy theo từng đối tượng khi tham gia liên thông đại học sẽ cần thi và không tùy theo bạn thuộc đối tượng nào. Cho dù bạn có cần thi hay không nhưng tin chắc rằng nếu bạn có niềm đam mê học hỏi để nâng cao kiến thức thì chắc chắn bạn sẽ tốt hơn lên mỗi ngày.
3. Vì sao nên học liên thông?
Học liên thông mang lại hai ưu điểm quan trọng không thể bỏ qua:
- Nâng cao kiến thức & kinh nghiệm chuyên môn: Học liên thông giúp bạn mở rộng kiến thức & tích lũy thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Điều này mở ra cơ hội việc làm & cho phép bạn tham gia vào các dự án và công việc có tính chất chuyên sâu hơn. Tự đó, bạn có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp một cách nhanh chóng & hiệu quả.
- Tăng thu nhập & cơ hội thăng tiến: Theo quy định của Nhà nước, mỗi trình độ học vấn sẽ được áp dụng hệ số lương cơ bản khác nhau. Đạt được bằng Đại học, bạn sẽ hưởng mức bậc lương cao hơn so với người có bằng Cao đẳng. Thậm chí, người có bằng Đại học có ưu tiên trong việc tạo cơ hội thăng tiến & phát triển sự nghiệp. Vì lý do này, nhiều người quyết định theo đuổi học liên thông để nâng cao trình độ học vấn & tăng cơ hội đạt được thu nhập & vị trí công việc cao hơn.
4. Các điều kiện cần để học liên thông?
Theo Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg, người học sau khi tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp có thể tiếp tục học các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp. Hoặc người học có thể chọn theo các hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được điều kiện của chương trình đào tạo.
Theo đó, nếu muốn học liên thông cao đẳng lên đại học, người dự tuyển cần đảm bảo một số điều kiện. Các điều kiện này dựa trên quy định hiện hành về tuyển sinh Đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và một trong số các văn bằng dưới đây:
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng được các cơ sở đào tạo trong nước cấp
- Đã tích lũy đủ nội dung văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tùy thuộc vào chuyên ngành và trường, người dự thi sẽ cần trải qua kỳ thi tuyển các môn cơ bản và cơ sở ngành.
5. Các phương thức tuyển sinh liên thông cao đẳng
Hiện nay, có 2 phương thức tuyển sinh liên thông cao đẳng là thi tuyển và xét tuyển
- Với hình thức thi tuyển: thí sinh sẽ nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại Văn phòng tuyển sinh của tường. Khi đủ số lượng hồ sơ, trường sẽ tổ chức kỳ thi tuyển. Thông thường, thí sinh hệ cao đẳng sẽ cần thi 2 môn, bao gồm môn cơ sở ngành và môn kiến thức ngành.
- Đối với hình thức xét tuyển: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại phòng tuyển sinh. Hồ sơ bao gồm có bảng điểm, bản sao bằng tốt nghiệp Cao đẳng. Dựa trên kết quả học tập của thí sinh, tường sẽ thông báo kết quả xét tuyển.