Bartender – Sức hút đối với giới trẻ

Bartender – Sức hút đối với giới trẻ

Bartender được hiểu đơn giản là nghề pha chế đồ uống, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm hương vị khác nhau với với các loại nước uống có cồn như cocktail, mocktail. Không chỉ giúp thực khách được thưởng thức đồ uống ngon và xem những màn trình diễn đẹp mắt, bartender còn giống như một “người lạ mặt quen biết”, lắng nghe những tâm sự của thực khách.

Con đường trở thành Bartender chuyên nghiệp rút ngắn khi bạn đi đúng hướng, chọn đúng nơi gửi gắm ước mơ

Bartender là sự kết hợp giữa “bar” và “tender”. Trong đó, bar là từ liên quan đến nơi làm việc và những món thức uống có cồn được pha chế như cocktail, mocktail… Ngoài ra, “tender” nghĩa là sự ân cần, đây là một trong những tố chất của người pha chế chuyên nghiệp cần có.

Những Bartender chuyên nghiệp sẽ tạo ra những món đồ uống tinh tế, màu sắc hấp dẫn, hương vị quyến rũ và say đắm dưới ánh sáng huyền ảo lung linh của quán bar làm cho thực khách như đắm chìm trong không gian mê hoặc. Họ luôn tạo ra không khí hứng khởi, vui vẻ khi pha chế thức uống. Vì vậy, người ta hay nói rằng Bartender chính là “trái tim” của quầy Bar.

Nhân viên Bartender là ai?

Nếu Barista là những người am hiểu về lĩnh vực cafe thì nhân viên Bartender chính là nghệ nhân biểu diễn kỹ thuật pha chế các loại thức uống có cồn, tiêu biểu như Cocktail, Mocktail,… Bên cạnh đó, Bartender còn am hiểu đa dạng các kiến thức về lựa chọn, phân loại, bảo quản và sơ chế các loại nguyên liệu pha chế rượu như hoa quả, thảo mộc. Đặc biệt, kỹ năng nổi trội nhất của một Bartender thực thụ đó là biểu diễn pha chế (Flair Bartending) với bình Shaker.

Môi trường làm việc của nhân viên Bartender chủ yếu là trong các quầy Bar tại những quán Bar, Club hoặc Pub,… Vì môi trường làm việc đặc thù nên bên cạnh việc am hiểu về chuyên môn thì Bartender còn phải trang bị nhiều kỹ năng quan trọng khác như: thấu hiểu tâm lý khách hàng, giao tiếp khéo léo, tư vấn, lựa chọn đồ uống cho khách hàng phù hợp,…

Cơ hội với nghề Bartender:

Thị trường F&B sôi động đã mở đường cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đó không thể không kể đến nghề pha chế mà cụ thể là nghề Bartender. Mặc dù chỉ du nhập vào nước ta trong hơn 2 thập kỷ trở lại đây nhưng nghề Bartender đã nhanh chóng có được chỗ đứng vững, trở thành ngành nghề giàu cơ hội việc làm và môi trường phát triển mà rất nhiều bạn trẻ theo đuổi.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ rượu bia cao nhất trên thế giới, nhiều hơn cả Trung Quốc và gấp 4 lần Singapore. Trong đó, khoảng 38% lượng bia, rượu được tiêu thụ tại các Bar, Beer Club. Con số này đã chỉ ra rằng, việc kinh doanh quán Bar, Pub, Club tại Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển.

Nghề Bartender có lộ trình thăng tiến rộng mở gồm các vị trí từ thấp lên cao như sau: Phụ Bar (Help Bar), Bartender, Bar trưởng (Head Bartender), Giám sát Bộ phận Pha chế (Beverage Supervisor), Quản lý Bộ phận Pha chế (Beverage Manager), Quản lý nhà hàng – Bar (Manager) hay Quản lý Bộ phận Ẩm thực (F&B Manager), Giám đốc Bộ phận Dịch vụ Ẩm thực (Director of F&B). Mức lương cho vị trí cao nhất trong lộ trình nghề Bartender có thể lên đến > 1.300 USD chưa tính phụ cấp, thưởng doanh thu…

Ở các nước Phương Tây, Bartender được xem là nghề nghiệp có nhiều sức hút với môi trường làm việc năng động. Học nghề Bartender, bạn có thể định hướng ra nước ngoài làm việc hoặc ứng tuyển vào các tập đoàn Nhà hàng, Khách sạn quốc tế tại Việt Nam.

Học Bartender ra làm gì?

Khi học về Bartender, ngoài chuyên viên pha chế, người học còn có thể thử ở các vị trí khác nhau và cơ hội phát triển rất lớn. Từ phụ bar đến chuyên viên pha chế, cao hơn nữa là bar trưởng, giám sát thức uống, cuối cùng là quản lý nhà hàng trong các quán bar, nhà hàng khách sạn 5 sao,…Ngoài ra, sau thời gian làm nghề lâu năm, có nhiều vốn kinh nghiệm từ chuyên môn tới kỹ năng lãnh đạo, quản lý,… không ít Bartender đã tự lập các cơ sở kinh doanh, và vừa đảm nhận vai trò ông chủ, vừa làm một Bartender phục vụ khách hàng.

Mức lương của nghề Bartender được đánh giá là khá là ổn định. Với những người mới bắt đầu làm quen từ việc phụ bar, thu nhập giao động từ 4-5 triệu. Khi đã trở thành nhân viên Bartender chính thức, mức lương có thể từ 7-10 triệu, hoặc hơn tùy theo năng lực. Với bar trưởng lương trung bình thường trên 25 triệu – là một khoản thu nhập khá cao trên thị trường hiện nay.

>>> Đăng ký học bartender tại Trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương

Hành trình trở thành một Bartender chuyên nghiệp

– Nắm bắt tâm lý khách hàng

Mỗi ngày một bartender sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều người, mỗi người lại có những cảm xúc và tâm trạng khách nhau. Vậy nên, để có thể làm hài lòng khách hàng, các bartender cần phải hiểu được họ cần gì, từ đó áp dụng những kỹ thuật thành thục để nhanh chóng pha chế ra loại đồ uống phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu khách hàng.

– Tạo dựng bản sắc riêng cho bản thân

Giữa một không gian bar nhộn nhịp, quầy bar luôn là khu vực hấp dẫn khách hàng nhất bởi sức hút từ các bartender. Bên cạnh tài năng pha chế đồ uống thượng hạng, một bartender chuyên nghiệp còn biết cách biểu diễn những kỹ thuật điêu luyện, tung hứng đẹp mắt trong mỗi lần pha chế khiến người xem khó lòng rời mắt.

Đặc biệt ở các bartender, luôn tỏa ra được một tâm thái bình thản, tự tin cùng với nguồn năng lượng tích cực lan tỏa, có thể khiến những người xung quanh cảm thấy thoải mãi và yêu thích. Phải am hiểu sâu rộng về các loại rượu, về văn hóa vui chơi, và về cả cuộc sống.

– Kỹ năng giao tiếp

Để trở thành một người bán hàng giỏi, năng lực giao tiếp với khách hàng là vô cùng quan trọng với bartender. Bạn sẽ phải tập cách chia sẻ các câu chuyện, cách đối đáp với khách hàng, hay cách gợi ý những món đồ uống phù hợp, cũng như cách duy trì ngữ điệu tích cực trong quá trình giao tiếp

Với một bartender chuyên nghiệp, họ luôn tự tìm kiếm được những cơ hội và các mối quan hệ tốt đẹp, từ đó họ sở hữu được những khách hàng thân thiết và “chất lượng” của riêng mình.

– Kỹ năng tổ chức

Lượng khách mà một bartender tiếp đón thường khá đông, thường vào cuối tuần hoặc ngày lễ. Do vậy,  muốn hoàn thành tốt công việc, một bartender cần phải có kỹ năng sắp xếp dụng cụ cần dùng và những thao tác cần làm để quá trình pha chế vừa nhanh, vừa đảm bảo chính xác. Bên cạnh đó, họ còn phải theo dõi lượt khách đến và đi có thể xuất ra đồ uống mà khách gọi trong thời gian ngắn nhất.

– Năng lực sáng tạo

Sức hấp dẫn từ công việc bartender không chỉ là cách pha chế những thức uống theo công sức có sẵn. Để tạo nên thương hiệu của riêng mình, họ cần phải luôn tìm tòi và sáng tạo. Đó có thể là một kỹ thuật lắc bình kiểu mới hay một cách tiếp cận khách hàng mới. Sự sáng tạo nếu được sử dụng đúng cách có thể mang đến chất riêng vô cùng quý giá cho các bartender.

Muốn trở thành Bartender giỏi: Phải bắt đầu từ một nền tảng kiến thức vững chắc

Khi theo đuổi ngành Bartender sẽ tốn một khoảng thời gian dài để người học trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng trước khi bước vào môi trường làm việc thực tế. Hơn nữa, với đặc thù sáng tạo, nghề Bartender cũng mang tính cập nhật xu hướng. Vì vậy, đây là ngành nghề đòi hỏi người trong nghề phải luôn sẵn sàng học hỏi, yêu thích cái mới để mang tới nhiều loại đồ uống thơm ngon hơn phục vụ thực khách.

Kiến thức và kỹ năng là hai yếu tố quan trọng giúp bạn trở thành Bartender chuyên nghiệp. Bartender phải am hiểu tính chất, đặc điểm của từng loại rượu, biết cách kết hợp rượu với các nguyên liệu khác để tạo ra đồ uống có hương vị thơm ngon, mới mẻ. Thành thạo những kỹ thuật pha chế như: shaking, rolling, blending, domino, building, smoking, flaming… giúp Bartender pha chế thức uống thành công đồng thời có khả năng trình diễn trước khách hàng.

Tường tận chuyên môn bắt buộc là chưa đủ, Bartender chuyên nghiệp cần phải có khả năng giao tiếp tốt để kết nối với khách hàng, nắm bắt cảm xúc và lắng nghe câu chuyện. Từ đó, có thể gợi ý cho khách đồ uống đồ uống phù hợp. Các Bartender giỏi cũng chia sẻ rằng, khả năng cảm thụ âm nhạc để trình diễn pha chế, các giác quan nhạy cảm để ngửi, nếm và điều vị rượu, cocktail là kỹ năng quan trọng cho Bartender.

Những kỹ năng mềm như ngoại ngữ, xử lý tình huống bất ngờ, tổ chức và phân công công việc, phối hợp với đồng nghiệp… sẽ giúp cho quá trình làm việc của Bartender suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Các khóa học Bartender trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu nghề. Bước đầu học nghề bài bản giúp bạn trẻ có nền tảng kiến thức vững chắc cùng tay nghề chuyên môn thành thạo, đáp ứng được các tiêu chuẩn tuyển dụng ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp.

Không dừng lại ở đó, khóa học nghề Bartender còn chú trọng giúp học viên trau dồi tay nghề chuyên môn với 90% thời lượng là thực hành và rèn luyện các kỹ năng mềm. Các buổi học được thiết kế như một ngày làm việc thực tế, học viên làm quen với quy trình làm việc, sử dụng các máy móc, dụng cụ pha chế, cách sắp xếp nguyên liệu… Khi làm việc trong môi trường thực tế, học viên dễ dàng thích nghi.

Với những bạn tự học Bartender hay tìm đến các lớp học, trung tâm dạy pha chế, hẳn các bạn sẽ mất nhiều thời gian để lựa chọn đâu là nơi học thích hợp cho mình. Nếu có trong mình những băn khoăn này, tại sao các bạn không thử thách bản thân trong việc nhập học tại Trường Cao đẳng Công nghệ – Ngoại thương? Trong môn học này, các bạn sinh viên sẽ được học kiến thức pha chế từ cơ bản tới nâng cao, sau đó được rèn luyện kỹ năng thực hành thông qua các buổi học thực tế tại quầy Bar – quầy pha chế của Nhà trường.

Khi theo học ngành Bartender tại Trường Cao đằng Công nghệ – Ngoại thương, học viên không chỉ được cung cấp kiến thức trong giáo trình mà còn được đội ngũ giảng viên chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, bí quyết pha chế, mẹo xử lý tình huống quý báu. Con đường trở thành Bartender chuyên nghiệp rút ngắn khi bạn đi đúng hướng, chọn đúng nơi gửi gắm ước mơ.

Tìm hiểu thêm